Chung cư ở Sài Gòn ngày trước

Sài Gòn trước năm 1975, có khá nhiều chung cư trong nội thành và vùng phụ cận được xây cất. Dân số đô thành tăng nhanh, nhất là khoảng thời gian diễn ra cuộc di cư của người Bắc vào Nam. Sau đó, chiến tranh lan rộng, dân chúng từ các tỉnh kéo về Sài Gòn sinh sống. Xây cất chung cư là điều cần thiết trong tình trạng đô thành đất chật người đông.

Trang Nguyên

Continue reading

Sài thành, tứ đại danh ca

Nghe tin nữ danh ca Lệ Thu qua đời, tôi bỗng nhớ hai câu thơ trong bài Long thành cầm giả ca của đại thi hào Nguyễn Du. “Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong, Ca vũ không lưu nhất nhân tại”! (Tây Sơn cơ nghiệp tan rồi/ Chỉ còn sót lại một người cầm ca!).

Khuất Đẩu

Continue reading

Cũng đủ lãng quên đời

Người Việt có câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua. Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau. Vì thế đi đâu đâu, mọi cơ hội giỗ Tết, cưới hỏi, tiệc tùng, tiếp tân, mừng con đỗ đạt, ra mắt sách, khai trương ta nghe tràn đầy những lời chúc tụng tốt đẹp, văn hoa, những lời giới thiệu, những câu tâng bốc, khen ngợi nhau ngọt hơn mật ong.

Đặng Trần Huân

Continue reading

“Vịt lội Ninh Hòa…”

Huyện Ninh Hòa không chỉ nổi tiếng về nem mà còn nổi tiếng về vịt: “Yến sào Hòn Nội / Vịt lội Ninh Hòa / Tôm hùm Bình Ba / Nai khô Diên Khánh…” (phương ngôn Khánh Hòa). Vịt Ninh Hòa thuộc loại vịt mập, nhiều thịt, khi luộc thì thịt mềm. Ruộng đồng Ninh Hòa trong hơn 20 xã thật rộng lớn bao la. Sau mùa gặt, cho vịt thả vào, rúc thóc rơi, tôm tép cá nhiều ngày như thế, vịt mập lên, béo ra, thịt ngon là cái chắc. Vịt nuôi như thế ta gọi là vịt đàn.

Ngô Văn Ban

Continue reading

Người tôi yêu là Bún

Người ta hay nói “chán cơm thèm phở”, tôi chán cơm chỉ thèm… bún. Nếu ví phở như cô gái lai tây, mũi cao da trắng, điệu đà và hơi kén chọn (chỉ bò hay gà thôi) thì bún như cô gái quê chơn chất hiền lành giản dị, “em ăn gì cũng ngon”. Yêu bún, tôi thấy bún có hai ưu điểm: dễ ăn và dễ tính. Ở đây người tôi yêu là bún tươi, làm ra ăn liền trong ngày thôi nha.

Minh Lê

Continue reading

Con đường hình thành Đại học Y khoa Huế năm 1958 (*)

“…Hết năm 1958, Viện đại học Huế (**) có thể gọi là đã trưởng thành về mọi mặt. Các phân khoa hoạt động đều đặn. Bấy giờ tôi bắt đầu nghĩ đến việc mở thêm đại học Y khoa, tôi cho rằng đại học Huế có Y khoa thì mới gọi là đầy đủ được.

LM Cao Văn Luận, “Bên giòng lịch sử”, trích một phần chương 37

Continue reading

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

Khôi nguyên La Mã, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sinh năm 1926 trong một gia đình nghèo ở Lang Xá, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cha ông là Ngô Viết Quang, một giáo sư Trường Kỹ thuật Huế và là một nhà Nho học uyên thâm. Ông cũng là người thiết kế kiến trúc và trang trí cho một số công trình của dòng họ tại Huế. Lớn lên trong môi trường đó, Ngô Viết Thụ rất giỏi về Hán Nôm và cũng là một thợ tiện có tay nghề cao.

Nguyễn Thị Bích Hậu

Continue reading