Cái Tôi của Phạm Duy trong Trường Ca ‘Con Đường Cái Quan’

Nghe nhạc Phạm Duy, điều đầu tiên tôi cảm nhận đó là tình yêu quê hương đất nước Việt Nam. Nhiều nhạc phẩm của ông đã đi vào lòng người dân Việt qua nhiều thế hệ, trong đó có tôi.

Phan Trang Hy

Continue reading

Cá leo hết còn lạy ông tôi ở ruộng này

Tôi phước duyên ăn thịt con cá leo lần đầu tiên vào tháng 7.2017 trong một hốc kẹt tại Sài Gòn: 134/62 Lý Chính Thắng (nay đã trở thành quán ăn gia đình, không còn bán cá leo nữa). Nghe đồn từ cả chục năm nay, nay mới thỏa chí. Ngon thật!

Ngữ Yên

Continue reading

Nước ngọt làm trẻ bị… tưng?

An toàn thực phẩm – Bị “tưng” là cách nói vui để chỉ trẻ em bị chứng tăng động (hyperactivity), quậy phá quá mức, không kiểm soát được hành vi. Vài nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nước ngọt có liên quan đến chứng tăng động ở trẻ. Nước ngọt có gas, có đường, và thường có chất bảo quản benzoate. Nghe tới chất bảo quản là thấy đáng ngờ rồi. Sự thật thế nào?

Vũ Thế Thành

Continue reading

Nghề bán báo năm xưa

Khi nhận đủ báo trong ngày, cha tôi dồn tất cả vào hai túi đệm lác to treo hai bên tay cầm xe đạp. Phần còn lại dồn vào hai túi vải bố treo hai bên bánh xe sau. Sau đó, tôi thót lên yên sau để ba tôi chở về sạp, chỉ khoảng chưa đầy nửa cây số.

 Hồ Hoàng Hạ

Continue reading

Sài-Gòn, ngày trở lại

Khi cùng thực hiện với các anh Khánh Trường, Luân Hoán bộ “44 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại” (Mở Nguồn, 3-2019, 7 tập), chúng tôi đã có dịp nhìn lại một thời văn học và đã hơn một lần ngậm ngùi khi đọc lại những tác giả và tác phẩm viết và xuất bản vào thời kỳ đầu của văn học Việt Nam hải ngoại, những Lê Tất Điều, Võ Phiến, Thanh Nam, Minh Đức Hoài Trinh…

Nguyễn Vy Khanh

Continue reading

Ông thầy Việt Văn

Tôi hận ông thầy Việt văn lớp Mười một. Ổng chơi không đẹp khi bắt tụi tôi học thuộc lòng bài thơ Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ. Đó là bài hát nói gieo vần “vô kỷ luật” nhất mà tôi từng biết, chả vần chả điệu, lòng thòng, Hán nhiều hơn Nôm.

Vũ Thế Thành (trích “Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ)

Continue reading

Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa

Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả các dân tộc trên thế giới đều có. Ở Việt Nam, rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với các nghi lễ, hội hè, đình đám, với những lời thề ước, nhưng nếu uống rượu quá đà cũng gây nhiều phiền lụy…

Bùi Túy Phượng

Continue reading