Nhìn lục bình trôi

Ôi bạn đời của bà! Rồi cũng phải có lúc ông chịu nhận là bà viết không đến nỗi tệ phải không? Cuộc rong chơi này bà luôn muốn ông đồng hành với bà. Hôm nay ông khóc. Trên những giòng chữ của bà. Bầu trời ra sao khi người đàn ông khóc trên những trang viết của vợ mình?

Ngọc Bút

Continue reading

Ngã ba sông

Bà cũng đã tới tuổi nghĩ về ngày ra đi của mình và của ông, thường nói với con trai mà như trăng trối, rằng một ngày kia má ra đi hãy hỏa thiêu và rải tro trên sông. Ông cũng nói vậy. Chỉ có một điều “nan giải” cho con trai là không biết nên rải tro của mẹ trên sông Tiền theo cha hay rải tro của cha trên sông Vàm Cỏ Đông theo mẹ để hai người vẫn chung một dòng!

Ngọc Bút

Continue reading

Mẹ và con và tản mạn ký ức

Chiều chủ nhật con trai chở mẹ lên phố. Phố đã lên đèn. Những ngọn đèn tròn như những cái tô đầy ánh sáng vàng úp ngược. Qua cầu Chữ Y mát rượi. Người đông đúc. Mình đi, người ta cũng đi mà! Con trai cực kỳ lịch sự. Thứ bảy hoặc chủ nhật nào cũng một lần chở mẹ lòng vòng lên phố, kể từ ngày mẹ không còn tự chạy xe được như xưa vì cơn đột quỵ.

Ngọc Bút

Continue reading

Bây giờ đã xa…

Những ngày sắp tết đi bán báo xuân ở các trường bạn. Năm nào cũng làm báo xuân và năm nào cũng vui. Những lần đi cứu trợ ở các trại tạm cư. Những ngày ngồi góc sân trường ôn bài chuẩn bị mùa thi. Nơi ấy Hoài và bạn bè đã lớn lên yên ấm, được dạy những bài học làm người giá trị, không phải chỉ từ sách vở mà cả từ thực tiễn cuộc sống

Ngọc Bút

Continue reading

Chiều Sài Gòn đã…già

Rất nhiều buổi chiều giống nhau đã trôi qua trong suốt một thời gian dài. Ba tháng. Bốn tháng. Năm tháng. Không nhớ chính xác, chỉ biết là dài lắm. Và bà, từ chỗ khó chịu vì ở hoài một chỗ cuồng chân cuồng cẳng, giờ ở một chỗ cũng không sao, cũng trở thành một thói quen.  

Ngọc Bút

Continue reading

Món quà thơ đầu tiên

Tập thơ bìa màu xanh ngọc, ruột bên trong màu trắng, nhưng cả bìa lẫn ruột đều đã rất cũ, đã úa vàng, đã rơi ra từng tờ. Nếu không cầm nắm nhẹ nhàng, tập thơ sẽ rách tả tơi. Thơ Nguyên Sa. Tổ hợp Gió xuất bản, và năm Hoài có nó là 1969. Đã năm mươi năm chẵn.

Ngọc Bút

Continue reading

Lan man mùa dịch

Bà lơ mơ trong các dự định, thấy thời gian thật thừa thãi mà cũng thật thiếu thốn. Ông tỉnh táo hơn, đọc chậm rãi xem ti-vi chậm rãi và không cần một kế-hoạch một chương-trình nào. Ông không viết, nhưng phải có cái cho ông đọc. Còn bà đọc không xong viết không xong bất cứ cái gì, không làm bất cứ cái gì ra hồn….

Ngọc Bút

Continue reading