Ẩm thực và văn học

Có người khẳng định rằng, nếu không cải tiến, chỉ nội trong 10 – 20 năm nữa bánh chưng sẽ biến mất. Tôi thì tin rằng, chuyện ấy sẽ không xảy ra. Cũng như cách mà các thể loại văn học đã sinh thành và ổn cố trong trường kỳ lịch sử của nó.

Thái Hạo

Continue reading

Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và sự sa lầy của sử học Việt -Trung hàng ngàn năm nay

Trong bài “Việt Nam thời bán sử và những thông điệp nhân văn” tôi từng đề cặp sơ sài đến nghĩa của từ Giao Chỉ, và suy ra vị trí của Giao Chỉ ở từng thời điểm lịch sử. Từ Giao Chỉ có ý nghĩa rất lớn lao với lịch sử Việt Nam. Mọi tồn nghi sẽ được hóa giải cặn kẽ nếu làm sáng tỏ được Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là gì.

Trương Thái Du

Continue reading

Nước đun lại có hại không?

An toàn thực phẩmMột bạn đọc đặt câu hỏi “Nước đun sôi để nguội , rồi đun đi đun lại có gây ung thư không?”. Vậy thì hâm canh, ăn lẩu đun nóng riu riu thường xuyên coi như tới số rồi. Lại thêm mấy thùng nước lèo bún riêu, bún bò, phở Bắc phở Nam,.. mà không đun đi đun lại nhiều lần sao? Chẳng lẽ ung thư tới nơi?

Vũ Thế Thành

Continue reading

Thức ăn mềm nhất thế giới

Trong hành trình tìm kiếm những món ăn mềm nhất trên thế giới, một người trong chúng tôi (Ole) đã đến Sakai, một thị trấn cảng cổ quan trọng tiếp giáp với Osaka, một trong những khu vực đô thị lớn của Nhật Bản. Sakai có lẽ được biết đến nhiều nhất với những người thợ rèn dao, những người đã rèn nên những thanh kiếm của các samurai. Nó vẫn là trung tâm sản xuất dao đầu bếp và nhà bếp nổi tiếng của Nhật Bản. Nhưng cũng là một trung tâm chuyên chế biến tảo nâu lớn, konbu.

Ole G. Mouritsen & Klavs Styrbæk

Continue reading

Văn Giảng và “Ai Về Sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”“Lục quân Việt Nam”“Mừng ngày Đản sanh”… tên là Ngô Văn Giảng, sinh năm 1924, kém ba tôi bốn tuổi.

Cù Mai Công

Continue reading

Mùa ruốc xứ Nẩu

Mỗi người đọng lại một mùa. Mấy hôm nay nghe người bạn xứ nẩu kể lể về mùa ruốc, làm nhớ cái mùa trong tôi: mùa lúa. Năm xưa, tôi buộc phải bỏ học, vì tên mình không có trong danh sách học tiếp và cũng chẳng biết tại sao. Chỉ suy đoán là do ba tôi là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Thơ sanh lỡ vận, về quê ra đồng! Tay cày thay tay viết.

Ngữ Yên

Continue reading

Vụ kiện cà phê acrylamids – Pháp luật bất cần khoa học

Tòa án tại tiểu bang California tháng ba năm 2018 đã ra phán quyết sơ thẩm, buộc các cửa hàng bán cà phê phải ghi nhãn cảnh báo cà phê có chứa acrylamide, một độc chất có thể gây độc thần kinh, ung thư, và vô sinh. Phán quyết này chỉ có giá trị tại tiểu bang California, không có giá trị toàn nước Mỹ. Một phán quyết mà khoa học phải bó tay trước một tòa án nhân danh công lý.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Những dấu ấn lịch sử của trường nữ sinh đầu tiên và duy nhất tại Hà Nội

Trường Nữ sinh đầu tiên và duy nhất ở xứ Bắc kỳ năm xưa, nay là Trường THCS Trưng Vương Hà Nội, là một trong số ít những ngôi trường vẫn còn giữ được nét cổ kính và duyên dáng theo lối kiến trúc Pháp ở giữa lòng thủ đô song ít ai biết được đầy đủ những tên gọi, hệ thống dạy-học cũng như những nét riêng biệt khác nữa trong bề dày lịch sử hàng trăm tuổi của ngôi trường.

Nguyễn Văn Trường

Continue reading