Gạo Cần Đước nước Đồng Nai

Thời xưa đất rộng, người thưa nên đồng bào ăn ngon, lựa giống gạo thơm, nay còn gọi “gạo thơm Chợ Đào”. Chợ Đào là chợ ở Rạch Đào, vùng đất ruộng nói trên nay thuộc ranh giới tỉnh Long An, giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh.

Sơn Nam

Continue reading

Chợ Lớn

Ở sát cảng Sài Gòn, ăn về đồng bằng sông Cửu Long, nhờ vậy mà Chợ Lớn đóng vai trò quan trọng của một kho chứa hàng, đất rộng, khu phố có thể nối mãi về phía Tây. Đây là huyện Tân Long của phủ Tân Bình, kiểm soát tận bờ sông Vàm Cỏ Đông. Đời Gia Long, huyện lỵ đóng tại thôn Phước Tú (chợ Bến Lức). Trước khi Pháp đến, chợ phố đã phồn thịnh, huyện lỵ ở Chợ Lớn. Thực dân duy trì cơ sở này, ngoài đô thành Chợ Lớn còn tỉnh Chợ Lớn ăn đến Cần Giuộc, Đức Hòa.

Sơn Nam

Continue reading

Cầu Kho

Cầu Kho là tên cây cầu bắc ngang qua con rạch ăn vào kho Giản Thảo, còn gọi là kho Cẩm Đệm do chúa Nguyễn đặt ra từ 1741, một trong chín kho ở rải rác vùng Đồng Nai – Cửu Long. Nhưng kho Giản Thảo của Bến Nghé lần hồi trở thành quan trọng, đến năm 1788 mở rộng để chứa lúa thâu từ bốn trấn của đất Gia Định, kể luôn đồng bằng Cửu Long (Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên nạp vào kho Vĩnh Long).

Sơn Nam

Continue reading

18 THÔN VƯỜN TRẦU

Phía bắc thành Gia Định, rạch Thị Nghè, còn gọi là rạch Bà Nghè (tên chữ Nghi Giang, Bình Trị Giang) tuy ngắn nhưng quan trọng như một hào hố thiên nhiên. Bên kia bờ, kể từ mé sông Sài Gòn là xóm Thị Nghè (Phú Mỹ), rạch Cầu Bông ăn lên Bà Chiểu, xóm Cầu Kiệu lên chợ Phú Nhuận, khỏi chợ là vườn mít nổi danh.

Sơn Nam

Continue reading

Nhớ năm Thìn

Gió lạnh, mưa lê thê. Tôi hay tin nạn bão lụt miền Trung quá trễ. Những con số 7000 người chết, hàng triệu người không nhà cửa đã vượt ngoài sự tưởng tượng của tôi. Từ hồi lớn khôn đến giờ, tôi chưa từng thấy hàng trăm người chết – thấy tản mát, lần nào cả.

Sơn Nam

Continue reading

Bàn về thành-kiến “xướng ca vô loại” 

“Xướng-ca vô-loại.” Bốn tiếng ấy nghe mệt nhọc quá. Anh em nghệ sĩ chắc đã từng nghe lời bình-phẩm ấy hàng ngàn lần, hàng vạn lần! Không nghe với thẳng trước mặt thì cũng nghe nói lén sau lưng. Hoặc khi nửa đêm thức giấc, soi gương đối bóng, bốn tiếng ấy lại vang ra, có lẽ từ tiềm-thức, từ tim đen, từ trong lương tâm… 

Sơn-Nam 

Continue reading

Sự thành hình của hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, thuộc Bửu Sơn Kỳ Hương

Cũng như Đức Phật Thầy Tây An trước kia, Tứ Ân Hiếu Nghĩa chú trọng phát triển Phật giáo theo hình thức cư sĩ để cho nhiều người gia nhập được, không phân biệt quá rõ rệt giữa giáo phẩm và giáo dân (gọi là Bá Gia).

Sơn Nam

Continue reading

Đơn Hùng Tín chào đời

Thời Pháp thuộc, đồng bào ở miền Tiền Giang, Hậu Giang đều nghe danh Ðơn Hùng Tín. Anh ta thuộc vào hàng “đại ca,” điều khiển một số tay anh em giết người cướp của không gớm tay. Lời nói và việc làm của Ðơn Hùng Tín luôn luôn đi đôi. Trước khi đánh cướp, Ðơn Hùng Tín báo trước ngày giờ để cho gia chủ đề phòng. Khi quân cướp rút lui, chẳng ai dám hó hé tố cáo hoặc truy nã. Du đãng Ðơn Hùng Tín thường vượt ngục phá khám hoặc được quan trên “tha bổng”. Vì vậy, dư luận cho rằng có nhiều ông hương chức hội tề hoặc ông cò Tây đã bí mật làm tay chân cho Ðơn Hùng Tín vì sợ anh ta, vì tham của hoạnh tài.

Sơn Nam

Continue reading

Ngày hội ba khía

Ba khía chớ gì? Ba khía muối để dành ăn. Ở Long Xuyên biết ăn con đó không? Món ăn bình dân, đem về bán lẻ dễ hơn khô cá gộc. Chịu thì tối nay tụi tôi kiếm cho chú vài lu chở khẳm xuồng ăn thua. Nó là một thứ cua, dành cho nhà nghèo. Chú mượn bốn cái lu để đựng… chừng nào đem trả cũng được. Xứ này cần lu để đựng nước ngọt. Dễ dãi như vậy là tới mức rồi…

Sơn Nam (Biển cỏ miền Tây & Hình bóng cũ)

Continue reading