Từ xí xổm đến bồn cầu

Năm 1596, thi sĩ tước hiệp sĩ nước Anh – sir John Harington đã có một sáng tác phẩm độc đáo cung tiến nữ hoàng Elisabeth đệ nhất. Nhưng đó không phải là một bài thơ mà là cái bàn cầu dội nước. Từ đó, nước Anh dành cho mình vinh quang sáng chế thiết bị tiện nghi này.

Công Khanh

Continue reading

Tiếng Hát Thái Hiền

Chiều Chủ Nhật 22 tháng trước có buổi nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Lê Uyên Phương, được tổ chức tại Star Performing Art Center trong thị xã Fountain Valley của Quận Cam. Nghệ sĩ đứng trong cánh gà bên cạnh sân khấu, đợi đến phiên mình hát thì… bước ra. Chỉ vì xưa kia rạp hát là rạp chiếu bóng, không có phòng trang điểm, ghế ngồi, và không có cả… toilet nữa! Thấy Quỳnh Giao bước tới, stage manager của chương trình là Janine Nguyễn lịch sự nhường chỗ. Cám ơn Janine nhé!

Quỳnh Giao

Continue reading

Nhỏ mà không học lớn làm MC

Câu nói đùa này không biết nhập vào đầu tôi từ bao giờ mà mỗi lần nghe thiên hạ bàn chuyện gẫu về MC tức người dẫn chương trình, nó lập tức bật ra khiến tôi tự cười thầm. Theo như chúng ta biết làm một MC (Master of Ceremonies), Emcee, không phải dễ và đơn giản, trở thành một MC giỏi, nổi tiếng và thành công còn khó hơn. Tôi xin thu hẹp phạm vi bài viết này trong khu vực hải ngoại hơn là trong nước vì tôi đang sống ở hải ngoại.

Trịnh Thanh Thủy

Continue reading

Mì gõ

“Cốc…cốc…lốc cốc…cốc…cốc…lốc cốc…” Tiếng gõ lan dài trong hẻm vắng giữa đêm khuya. Tôi thầm tưởng tượng đến tô mì hay hủ tíu nóng hổi, vài lát thịt xá xíu mỏng manh nằm e ấp giữa màu xanh non của hẹ và xà lách, mấy lát ớt đỏ tươi trên nền những sợi mì vàng ươm hay hủ tíu trắng ngà. Thấp thoáng đâu đây mùi thơm của tóp mỡ giòn rụm và hành phi thơm lừng.

Minh Lê

Continue reading

Muỗi kêu kệ muỗi, tao ham ba khía rồi (1)

Đặng Đằng Giang, người dân gốc Cà Mau, đại diện hãng thịt GreenFeed kể chuyện: ba khía này nhờ bà chị bắt ở vuông tôm của nhà tại Rạch Gốc. Tui dặn chị lựa khu vực chỗ giữa vuông tôm, khu vực sạch nhứt, để soi bắt ba khía. Như vậy là sẽ có được ba khía sạch để hoàn thiện món mắm ba khía nhà làm.

Ngữ Yên

Continue reading

Tiệm mì 60 năm không ngủ của 3 đời người Hoa ở Sài Gòn

Sự phát triển của ẩm thực Hoa cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen ăn uống của người Sài Gòn. Các món rất quen như: há cảo, hoành thánh, sủi cảo, phá lấu, bò bía… đều được xem như những “đặc sản” của Sài Gòn.

Bảo Trân

Continue reading

Vương Đại và đời sống Sài Gòn cuối TK. XIX

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy có chữ đề xuất xứ “Wang-Tai Saigon” trên mặt các viên ngói [Trần Nhật Vy 2004]. Tác giả các bài báo cho rằng có thể các viên ngói này được sản xuất sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Sài Gòn để thay thế các viên ngói đưa từ Pháp sang đã bị hư hại.

TS. Nguyễn Đức Hiệp

Continue reading

Ngựa hồng đã mỏi vó

Tôi không thương nhưng cũng chẳng ghét gì thú vật, dù là thú cưng hay không cưng. Xem con mèo vờn chuột là thấy thương không nổi rồi… Cũng có ngoại lệ, con trâu chẳng hạn, nhưng với trâu chỉ thấy thương hại vì nó cày khổ quá. Ngựa thì khác.

Vũ Thế Thành (trích trong “Sài Gòn một góc ký ức và bây giờ”)

Continue reading

Những đặc tính truyền thống cơ bản của nền giáo dục miền Nam trước 75

Bồng bồng mẹ bế con sang,/ Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo./ Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày. (Ca dao Việt Nam)

“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường học. Ông thày tới, học trò phải nghiêm chỉnh đứng dậy chào thày…” – Nicolas Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp (Từ Nguyên)

Phạm Cao Dương

Continue reading