Duyên Anh qua Võ Phiến

Theo bản danh sách các tác phẩm đã xuất bản in trong Đêm thánh vô cùng thì đây là cuốn truyện thứ 4 của tác giả. Sách ấy in năm 1973. Vậy đến giữa năm 1975 có lẽ Duyên Anh đã cho ra đời ước chừng năm chục tác phẩm. Như thế là rất nhiều, bởi vì cuốn sách đầu tiên của ông (Hoa thiên lý) in vào năm 1963: Vừa làm báo vừa viết truyện, mà viết tới năm chục cuốn trong vòng mười hai năm. Mấy ai được thế?

Võ Phiến

Continue reading

Phạm Đình Chương: những chặng đường âm nhạc

Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ tài hoa đã làm phong phú cho gia tài âm nhạc Việt Nam. So với một số các nhạc sĩ nổi tiếng khác, số lượng sáng tác của ông không nhiều lắm nhưng có rất nhiều ca khúc đã đi vào cõi bất tử. Nhạc của ông sẽ có tuổi thọ hơn ông nhiều lần. Những ca khúc quen thuộc của ông đã trở thành một phần trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Trinh

Continue reading

Những con đường khu Tân Định

Nhà số 194-196, đường Trần Quang Khải, hồi hai thập niên 50-60 là nhà bảo sanh Ngô Liêng (Maternité Ngô Liêng, Sage femme d’état Ngô Liêng Chơn, tốt nghiệp Y khoa đại học Hà Nội). Sau là trường Tân Thạnh; nay là Trường đại học Kinh tế tp.HCM cơ sở D.

Nguyễn Đắc Thịnh

Continue reading

Lịch củ U Minh nướng mọi

Một buổi trưa nắng nóng cuối tháng 4, chúng tôi có cái hẹn ở thị trấn U Minh. Vừa bước vào bên trong nhà, đã thấy bày biện lò nướng đựng lửa trong một bếp nướng ‘cải biên’ bên trong đựng hỏa lò thiệt to, bên ngoài là một khung sắt bọc tôn. Trên lò để vĩ sắt thưa và mấy con giống như lươn. Hỏi ra mới biết là lịch.

Ngữ Yên

Continue reading

Đậu nành hiền như thầy tu

An toàn thực phẩm Đậu nành được cho là làm giảm rủi ro bệnh tim mạch, giảm các triệu chứng khó chịu ở tuổi mãn kinh, giảm loãng xương và giảm cả nguy cơ bị bệnh ung thư liên quan đến hormon như ung thư vú, tử cung, tuyến tiền liệt,… Đậu nành hiền như thầy tu, nhưng nghiên cứu đậu nành lại phức tạp. Các kết quả đá nhau chan chát…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Nguyễn Gia Trí: họa sĩ đã nhìn ra khả năng kỳ diệu của sơn mài

Bí quyết của nghệ thuật là không cố ý làm gì cả. Để cái mờ, giữ cái bóng. Sơn dầu khác với sơn mài là không có cái bóng. (Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo, họa sĩ Nguyễn Xuân Việt ghi lại, nhà xuất bản Văn Học 1988).

Đinh Cường

Continue reading

Lai rai chén rượu giang hồ

Núi hùng vĩ điệp trùng, cao phong tiếu bích vươn đến trời xanh, nhưng núi đẹp là nhờ mây. Sông mênh mông bát ngát, uốn khúc lượn lờ hay cuồng nộ thét gầm, nhưng sông linh là nhờ có giao long, thủy quái. Rừng bạt ngàn huyền bí nhưng rừng thâm u quyến rũ là nhờ có dị sĩ cao nhân. Khách hảo hán giang hồ phiêu bồng lang bạt mang bản chất hào sảng khoáng đạt một phần là nhờ rượu.

Huỳnh Ngọc Chiến

Continue reading

Ngày cuối cùng của nhà văn Lê Văn Trương

Đây không phải một bài viết có tính cách khêu gợi ở lòng mến thương của độc giả, của anh em văn nghệ đồng thời với Lê Văn Trương , cũng không cần phải là một bài nói lên sự có mặt của mình trong giờ phút tranh sống của Lê Văn Trương.

Trần Tuấn Kiệt

Continue reading

Lược ghi về văn nghệ nữ giới VN 1900-70

Những người làm văn học sử tại Việt Nam sau này, khi theo dõi diễn trình sinh hoạt văn nghệ nữ giới trong 70 năm đầu của thế kỷ 20, sẽ phải dừng lại ở hai năm 1928 và 1936. Đó là những năm mà văn nghệ nữ giới Việt Nam trong thế kỷ 20 đã đạt tới một số thành tích cỏ đủ tầm vóc ảnh hưởng quyết định cả một trào lưu sinh hoạt.

Uyên Thao

Continue reading