Câu chuyện ăn chay

An toàn thực phẩmĂn chay đang là xu hướng (nhỏ) ngày càng tăng trong xã hội ăn… thịt. Ăn chay ở đây được hiểu là chay tuyệt đối (vegan), thịt cá không ăn đã đành, mà trứng sữa, bơ, phó mát, mật ong… cũng không. Tuy nhiên, nếu ăn uống không hợp lý thì ăn chay tuyệt đối dễ mất cân bằng dinh dưỡng, nhất là protein.

Vũ Thế Thành

Continue reading

“Charlot”, Trẻ, Già và Mãi Mãi

Hầu hết mọi đứa trẻ ngày xưa ở Sài Gòn đều có xem phim Charlot, xem đi xem lại, và say mê chú hề tài hoa này. Xưa kia, chúng ta xem ấn bản Tây trong rạp nên nhớ tên người nghệ sĩ là Charlot. Họa hoằn mới có dịp được xem phim ngắn, từ các cuốn phim có hộp bằng nhôm to hơn cái bánh dẻo một chút, khi trong nhà mượn được máy và chiếu phim lên tường cho cả nhà và lối xóm cùng xem.

Quỳnh Giao

Continue reading

Ca khúc “Mẹ Tôi” của Nhị Hà được sáng tác khi mới 13 tuổi

Chỉ với một bản ‘Mẹ tôi’ cũng đủ lưu danh nhạc sỹ Nhị Hà vào nền tân nhạc Việt Nam như là tác giả của một trong những nhạc phẩm hay nhất về tình mẫu tử. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sỹ gốc Huế này để thế hệ trẻ có nhiều thông tin hơn.

Đông Kha – Trường Kỳ

Continue reading

Em là người Việt gốc ruốc

Ruốc thì đem làm mắm, chứ sao lại chượp ra nước mắm ruốc được, nhiều người hỏi tôi như thế.  Nước mắm ruốc đúng là có thật! Vài nhà thùng gửi biếu, và tôi đã nếm “chay”đôi lần. Nhưng chỉ mới đây ra Huế, tôi mới thử “mặn”: thưởng thức đồ ăn chấm nước mắm ruốc.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Hơi mẹ bên giòng sữa

Sữa mẹ không phải là thứ để so đo về thành phần dinh dưỡng với các loại sữa khác (calo, protid, chất béo,…) như thường thể hiện trên nhãn sản phẩm. Sữa mẹ không chỉ là những chất có lợi cho sức khỏe của bé mà còn ẩn chứa nhiều điều kì diệu, vượt ra khỏi hiểu biết của khoa học. Mùa Vu Lan năm nay, tôi muốn nói về sự kỳ diệu của dòng sữa này…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Trầu cau, món ăn đã lụi tàn

Trên đường du khảo trên quê hương, các em sẽ nhìn thấy một sắc thái văn hóa Đông Nam Á của thời Hùng Vương còn tồn tại cho tới ngày nay là tục ăn trầu. Bên Trung Hoa không có trầu cau nên đã phải phiên âm tiếng Đông Nam Á để gọi cây cau (Areca catechu) là bin lang 檳榔 đọc sang Hán Việt tân lang. Bin lang là tiếng Việt cổ cũng như tiếng Êdê gọi cây cau là pnang, mnang, tiếng Mường gọi là nang (21).

Lạp Chúc Nguyễn Huy

Continue reading

Vì sao tôi dốt môn Vạn Vật?

Hỡi các cậu bé con/ Trong lúc tuổi còn non/ Các cậu phải chăm học/ Có học mới nên khôn. Thiếu gì đứa khôn sặc tiết mà chả cần cắp sách đến trường. Thiếu gì người học suốt đời mà vẫn cứ dại. Khôn hay dại hạ hồi phân giải. Trong khi chờ đợi, thiên hạ cứ nhắm mắt cho rằng tuổi học trò là đẹp. Có lẽ chỉ có tôi mới có mấy cái kỉ niệm chán mớ đời…

Nguyễn Dư

Continue reading