Ba cựu Chiến Binh “homeless”

Ba người bạn của tôi vẫn “án binh bất động” dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc… trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị “dân Mỹ” và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!

Nguyễn Duy An

Continue reading

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà có thời tôi “ngốn” hầu như không sót cuốn nào. Ông viết như thì thầm kể chuyện, chẳng lý luận, triết lý gì cao siêu cả, rất buồn, và rất người. Thời Hitler, Remarque phải sống lưu vong, tác phẩm bị cấm và bị đốt. Bây giờ, cầm sách của ông trên tay, tôi lại nhớ đến thời sau 75, thời sách “đồi trụy phản động” bị cấm và bị đốt ở Sài Gòn.  

Vũ Thế Thành ( trích “Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ”)

Continue reading

Mì gói, chia tay lại nhớ

An toàn thực phẩmMì gói có mặt ở Sàigòn từ cuối thập niên 60. Hồi đó thức khuya học thi, gặp chỗ bí, làm một tô mì gói thì cái đầu trở nên sáng suốt lạ thường. Hơn 40 năm sau, khi Việt Nam trở thành “cường quốc mì gói”, tôi viết về mì gói dưới góc độ an toàn thực phẩm với tâm trạng buồn buồn…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Chợ quê lây lất

Chợ là nơi tôi không chán để nhìn thấy bao điều hỷ, nộ. Ngày nào chợ cũng có chuyện. Sáng hôm qua có hai bà bán thịt heo xách dao rượt nhau chạy nháo nhào. Sáng nay mấy bà, mấy cô bỏ bán hàng xúm lại kể chuyện con Tám bán cháo lòng bị vợ lớn đánh ghen phải nằm bệnh viện.

Huyền Chiêu

Continue reading

Nem nướng tìm quê

Có lần hai người bạn cũ người Anh đi du lịch Việt Nam ghé thăm chúng tôi. Tôi mời họ món nổi tiếng ở Khánh Hòa: nem nướng. Họ quan sát tôi làm, sau đó cẩn thận lấy xà lách, thêm mấy ngọn rau thơm, xếp xen kẽ các lát dưa leo xắt mỏng giữa xoài chua vàng hườm và đồ chua trắng đỏ, điểm thêm lát chuối chát và khế chua, thêm nửa cây nem nướng và miếng ram, cuốn tròn lại, chấm nước chấm. Bạn chậm rãi thưởng thức hết một cuốn rồi thong thả giơ ngón tay cái lên với tôi: “Tuyệt vời!”.

Minh Lê

Continue reading

Thi hào Rabindranath Tagore viếng Saigon 1929

Năm 1929, một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa chính trị Saigon lúc bấy giờ là thi hào của Ấn Độ Rabindranath Tagore viếng Saigon trong 3 ngày. Sự kiện này rơi vào quên lãng và ít có ai biết tới cho đến gần đây. Năm 2011, Hội thảo quốc tế ở Hà Nội về Tagore lần đầu tiên đã có nhắc lại chuyến viếng thăm của Tagore ở Saigon.

Nguyễn Đức Hiệp

Continue reading

Những người nước mắm muôn năm

Bé Tienne 6 tuổi, năm 2017 cùng gia đình về thăm quê ngoại ở Kim Phát, Buôn Ma Thuột. Đã 17 năm rồi mới gặp lại những người thân yêu tha hương, nhà ngoại ngày nào cũng thết đãi tưng bừng của ngon vật lạ: heo rừng, măng nhập từ Tây Bắc, gà trống thiến thả vườn, lòng heo tơ… Vậy mà bé Tienne ngả bên lòng mẹ trong bữa cơm nũng nịu lơ lớ: “con an com nươc mám”. Cả nhà ngoại cười vang xóm, kinh ngạc, sững sờ trước con “bé Mỹ” ăn nước mắm!

Thomas Nguyễn

Continue reading

Sài Gòn Xưa In Ít

Để minh họa cho một mục kia, nhiều báo đã dùng một bức tranh vẽ cảnh trước chợ Bến Thành. Thật ra thì tranh đó chỉ vẽ lại một bức ảnh xưa, và nếu tôi nhớ kỹ thì đó là ảnh chụp năm 1925. Sáu mươi hai năm đã qua rồi. Di ảnh còn đó, nhưng cái Saigon của năm 1925 thì đã bị xóa mất rồi. Biết rõ cái Saigon 1925 đó, phải là một người may mắn sống lâu lên lão làng. Số người lên được lão làng không phải là ít nhưng đa số còn bị kẹt lại ở nước nhà. Thiểu số đã may mắn đi ra nước ngoài được thì không có viết lách.

Bình-nguyên Lộc

Continue reading