Hoàng Hạc Lâu

Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là thày dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ tên tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một đứa học trò.

Quỳnh Giao

Continue reading

Tân Nhạc Việt Nam Sau Di Cư và Trước Di Tản

Người Việt lãng mạn của chúng ta thường bị giằng xé với hai giấc mơ tương phản. Sống tại vùng chật hẹp với giang hồ sông nước là sự cách trở, chúng ta mơ chân trời xa lạ “như lũ chim quyết tung trời mây”… Và dù có gặp “biển hồ mênh mông không nơi ngừng cánh tránh gió táp,” chúng ta vẫn “thề quyết ra đi từ đây.” Nhạc sĩ Lâm Tuyền ghi lại cho tiềm thức chung cái giấc mơ đó.

Quỳnh Giao

Continue reading

Cung Tiến không lời

Có những người thuộc phái nam nhi anh hùng đã chau mày phàn nàn: “Lòng cuồng điên vì nhớ…”, nghe sao yếu quá! Dưới con mắt của các đấng tu mi đó thì đàn ông không có quyền ủy mị như vậy! Huống hồ tác giả lời ca lại là người tuổi cọp.

Quỳnh Giao

Continue reading

Tình khúc của Trương

Isaiah Goldstein là một nhà phê bình âm nhạc độc đáo trong thế giới của ông. Ông được trời cho nhĩ quan bén nhạy nên cảm nhận được những âm thanh tế vi nhất, và lại có một vốn liếng văn hoá đồ sộ ngoài nhạc học, cho nên các bài viết của ông trên New York Times và một nguyệt san chuyên khoa âm nhạc đều được giới âm nhạc để ý tới và tranh luận sôi nổi.

Quỳnh Giao

Continue reading

Tạ ơn đời

Jacques Prévert là một nhà thơ mà cũng là một nhà điện ảnh nổi tiếng của Pháp. Ông ra đời cùng với thế kỷ 20 và tạ thế năm 1977. Ða số người Việt chúng ta biết tới Prévert qua bài thơ Les Feuilles Mortes, được người bạn là nhạc sĩ Joseph Kosma gốc Hung Gia Lợi phổ vào nhạc, rồi được Juliette Gréco và Yves Montand trình bày để trở thành ca khúc cổ điển của mọi cặp tình nhân trên đời.

Quỳnh Giao

Continue reading

Tiếng Hát Thái Hiền

Chiều Chủ Nhật 22 tháng trước có buổi nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Lê Uyên Phương, được tổ chức tại Star Performing Art Center trong thị xã Fountain Valley của Quận Cam. Nghệ sĩ đứng trong cánh gà bên cạnh sân khấu, đợi đến phiên mình hát thì… bước ra. Chỉ vì xưa kia rạp hát là rạp chiếu bóng, không có phòng trang điểm, ghế ngồi, và không có cả… toilet nữa! Thấy Quỳnh Giao bước tới, stage manager của chương trình là Janine Nguyễn lịch sự nhường chỗ. Cám ơn Janine nhé!

Quỳnh Giao

Continue reading

Màu Kỷ Niệm Khó Phai

Nguyên Sa là một nhân vật đa diện, và những ai ở gần ông có lẽ cũng thấy ông là một nhân vật phức tạp. Quỳnh Giao chỉ thấy ở ông hình ảnh học trò của mình. Hình ảnh đó đang trở về và mấy chục năm kỷ niệm đã lại xanh mởn ở trong tôi. Ngày xưa và cho đến nay, tôi vẫn gọi ông là Thầy Lan vì đã từng theo học ông. Gặp ông năm ngoái, tôi còn ôn lại một kỷ niệm cũ…

Quỳnh Giao

Continue reading

“Charlot”, Trẻ, Già và Mãi Mãi

Hầu hết mọi đứa trẻ ngày xưa ở Sài Gòn đều có xem phim Charlot, xem đi xem lại, và say mê chú hề tài hoa này. Xưa kia, chúng ta xem ấn bản Tây trong rạp nên nhớ tên người nghệ sĩ là Charlot. Họa hoằn mới có dịp được xem phim ngắn, từ các cuốn phim có hộp bằng nhôm to hơn cái bánh dẻo một chút, khi trong nhà mượn được máy và chiếu phim lên tường cho cả nhà và lối xóm cùng xem.

Quỳnh Giao

Continue reading