Ngày nầy, năm 1975

Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »

Tiểu Tử

Continue reading

Xin kể lại ngày đó 1 

Sáng sớm hôm đó, chú em hàng xóm về báo hung tin, chưa đợi mở cửa hết đã tống vô nhà đầy đủ những chi tiết chính, nặng như sập trời:
– Nhà chị G. bị pháo kích trúng. Hai đứa nhỏ chết hết. Chị ấy bị thương nặng lắm… 

Lê Tất Điều

Continue reading

Cuộc đời cũng không quá tệ

Hồi trẻ tôi mê đọc sách Triết, chủ yếu là Triết tây. Tôi không nhớ mình lấy đâu ra thời gian mà đọc Triết vì tôi theo con đường khoa học. Rảnh thì đọc, đọc chen vào những lúc mệt mỏi vì học những con số. Đọc thư thả, chẳng có gì thúc ép miễn cưỡng. Đọc để biết, để thỏa mãn tri thức, và cũng không loại trừ đọc để lấy.. le (có phần chiếm ưu thế). Đọc một lần chưa hiểu, đọc lần hai, lần ba,… những hầu như tôi không ngẫm nghĩ về Triết cho cuộc đời của chính mình.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Về bài thơ “Kỷ vật cho em”

Nhận được e-mail anh Nguyễn Hòa (VCV) đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em ( KVCE) mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì , bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không ?

Linh Phương

Continue reading

Xúc xích hương mắm trèn

Thứ hai 14 tháng 4 vừa rồi, Bửu Việt, chú nhiệm CLB Bếp Ngon Phương Nam, mời thành viên thử món cơm lúa mùa với xúc xích mắm heo, bò và cá. Quả là một ý tưởng mới như có lần ông trình diễn món chả giò mắm mà tôi viết trong bài Tuồn lịch sử khẩn hoang vào cuốn chả[1].

Ngữ Yên

Continue reading

Trường hợp hồi hương lúc cuối đời của ông ‘Khai Trí’

Với ai thì tôi không rõ, nhưng với ông Khai Trí, con người sau bao nhiêu năm bị vùi dập, vừa bị tước đoạt tài sản, vừa nằm ốm đau vật vã trong tù, tôi không nghĩ là ông lại mang nhiều ảo tưng về sự cởi mở của nhà nước như thế .

Nhật Tiến, Một thời như thế, chương 10

Continue reading

Bắc kỳ di cư dưới con mắt cô gái Trung kỳ

“…Mà họ cũng là người Việt ư? Sao họ ăn mặc lạ quá. Phụ nữ mặc áo nâu có hai tà cột phía trước., có người vấn khăn nhung đen, có người bịt khăn mỏ quạ. Răng của người già đen như than. Đó là lần đầu tôi nhìn thấy người “Bắc Kỳ Di Cư”.

Huyền Chiêu

Continue reading

Gion

Chắc anh bạn Chánh hơi bực, bởi đã cẩn thận sửa chính tả là “Don chị ạ”. Nhưng với tôi gion là ký ức, là tình cảm mặn nồng của mình về nơi sinh trưởng, tôi tôn vinh nó với cách viết khác đi không tìm thấy ở bất cứ tự điển nào. Gion. Gion của tôi. Nếu thêm chữ A nó sẽ được mang tên như Thánh.

Xuân Sương

Continue reading

Hồi đó tụi mày ở đâu?

Chiều 26 tháng 4 năm 75, tôi còn giờ thực tập trong phòng lab Đại học Khoa học Sài Gòn. Tan buổi học, Cường, thằng bạn học rủ xem xi-nê ở rạp Văn Hoa (*) gần đó. Rạp có máy lạnh làm dịu đi cái nóng tháng Tư, rơi vào giấc ngủ chập chờn… Phim gì chẳng nhớ, chỉ nhớ đã đứng lên chào cờ. Đó là lần cuối chào cờ…

Vũ Thế Thành

Continue reading