Một mai giã từ vũ khí

Ca khúc “Một mai giã từ vũ khí” được viết năm 1972, vào giai đoạn cuối của hòa đàm Paris, và ký kết vào tháng 1/1973, nói lên khát vọng hòa bình của người lính, dù bên này hay bên kia cũng cùng tâm trạng như nhau.

Continue reading

Qua ô cửa kính Givral

Đấy là một sáng nắng thật tươi hay một chiều thật xám. Đấy là một đám bạn bè hàn huyên to nhỏ hay đơn độc một kẻ ngồi. Có thể thế này và có thể thế kia. Nhưng quán thì vẫn thế, vẫn ngôi quán ấy, với những khung cửa kính vuông vức cách ngăn người trong – thường trầm ngâm và hơi ảm đạm – với thế giới ồn ã ngoài kia.

Quốc Bảo

Continue reading

Có ai còn nhớ ghẻ ngứa năm nào?

Cơn dịch ghẻ ngứa trở thành một hiện tượng kỳ lạ chưa từng thấy trong lịch sử Sài Gòn. Anh ngứa, em ngứa, bố mẹ cùng ngứa, bạn bè cùng ngứa, cùng gãi với nhau đến rách cả da thịt. Mọi người không hề xấu hổ khi bị dính ghẻ, vì nhìn quanh ai cũng như mình…

Nguyễn Văn Đạo

Continue reading

Cà phê cũ

Có lẽ, nơi lưu giữ ký ức về thời tuổi trẻ của chúng tôi nhiều nhất là những quán cà phê. Nửa thế kỷ trôi qua, những dấu vết cà phê Sài Gòn đã trở nên mù tịt, nhưng cũng có hương vị còn nguyên trong ký ức dù cửa đã đóng, “vỉa hè đã vắng bóng bạn cà phê”. Tôi kể, về cà phê, về những năm tháng sôi động và khắc khoải của Sài Gòn, để độc giả lứa tuổi của tôi được trẻ lại, còn bạn đọc trẻ tuổi yêu hơn thành phố mình đang sống.

Lê Văn Sâm

Continue reading

Chuyện của một thời

Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi email cho tôi: … Sài Gòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày còn chạy hai bánh nổi không?… Chạy hai bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô ba bánh có thể chạy bằng hai bánh.

Vũ Thế Thành, trong Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ, NXB HNV, 2018

Continue reading

“Hóa thạch sống” cà xỉu ngọt tận vỏ

Không có mắm nào nấu lẩu mắm ngon hơn mắm cà xỉu, vì nó ngọt từ cả hai mảnh vỏ. Đương nhiên để có vị mắm, cần phải nấu chung với một loại mắm cá khác như cá chốt, cá trèn, cá hủng hỉnh, cá sặc, chẳng hạn.

Ngữ Yên (Thế Giới Hội Nhập)

Continue reading

Dán lại đất nước bằng băng keo Scotch

Sau 75 vừa mới ra trường, láo ngáo từ Quebec lên Montreal, không việc làm lại đúng lúc dân Việt Nam di tản chen chúc trong các trại tị nạn, bạn mình rủ rê tổ chức văn nghệ lấy tiền giúp. Tôi trợn mắt cự nự, giỡn hoài cha nội, gia đình cha đi được hết, còn toàn bộ ba má, anh chị em tui bị kẹt lại.

Vĩnh Lập, tặng chú L. Một thời xa xưa…

Continue reading

Bếp lửa sinh thành

Như những vết cứa mỗi lúc một nhiều lên cùng với sắc màu bên ngoài huyễn hoặc và mờ mịt dần, cái lạnh làm thèm một chút lửa. Tôi chợt nghe âm âm: Ngọn lửa là mật ngọt kết quả của tất cả tồn tại, và tất cả tồn tại kết quả của ngọn lửa này. Cũng giống như vậy, sự sáng chói, tồn tại bất tử của người nào là ở trong ngọn lửa và sự sáng chói, tồn tại bất tử đồng nhất hoá với cơ quan nói trong cơ thể1

Ngữ Yên, Sài Gòn chở cơm đi ăn phở (Người ăn rong, tập I)

Continue reading

Nhân loại rúng động và xã hội sụp đổ vì một vật rất nhỏ

Một vật nhỏ xíu mang tên coronavirus đang làm đảo lộn cả một hành tinh. Một vật mà mắt thường không nhìn thấy được, đã đến đây để áp đặt luật lệ của nó lên cuộc sống. Nó làm cho mọi chuyện đều bị đặt dấu hỏi và mọi trật tự hiện hữu bị đảo lộn. Tất cả đều phải sắp xếp lại theo những cung cách khác hẳn.

Moustapha Dahleb (Đào Trường Phúc chuyển ngữ)

Continue reading

Từ nguyên ‘Sài Gòn’ theo biện giải của Vương Hồng Sển

Không nói đâu xa, từ đầu thế kỷ thứ XVII, người Cam Bốt đã có mặt tại vùng Sài Gòn lâu rồi. Nhưng họ không khai thác chi cả. Họ chỉ ăn hoa lợi tự nhiên: thú rừng, lâm sản; lá lợp nhà, cây làm củi, v.v… Bằng cớ hiển hiện là khi lọt về tay người Việt, Sài Gòn vẫn là một thôn quê rừng, ruộng, vô danh.

Vương Hồng Sển

Continue reading