Nếu anh Trương Chi đẹp trai

Năm 1981 tôi – CTHĐ Hoàng Hải Thủy – được biết Dương Hùng Cường viết, gửi sang Paris cho Trần Tam Tiệp bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai.” Tôi không được Cường cho đọc bài đó trước khi anh gửi đi, anh viết tay nên không có bản thảo giữ lại.

Hoàng Hải Thủy

Continue reading

Bố Già Ngọc Thứ Lang

Năm 1951 tôi rời Hà Nội vào Sài Gòn. Sáng mùa xuân, phi trường Gia Lâm trắng mưa xuân — mưa bụi, loại mưa đặc biệt chỉ mùa xuân ở Bắc Việt mới có. Hạt mưa thật nhỏ, chỉ những thiếu nữ Hà Nội mặc áo nhung mới có làn mưa trăng trắng bám trên hai cánh tay áo. Áo nhung, chỉ áo nhung mới có làn mưa bụi trắng ấy, những loại hàng khác thấm nước mưa nên không có làn mưa trắng mỏng này.

Hoàng Hải Thủy

Continue reading

Chả cá Lý Trần Quán

[…] Năm xửa, năm xưa… Chiều nay ở xứ người, nhớ lại, cứ tưởng như chiều hôm qua… […] Trên đường Trần Văn Thạch, qua rạp Xi-nê Moderne, tôi đến đường Lý Trần Quán, đường này từ đường Hiền Vương – tên tiếng Pháp là Mayer – đến đường Trần Văn Thạch, tên tiếng Pháp của đường Lý Trần Quán là đường Barbier.

Hoàng Hải Thủy

Continue reading

Sống, chết ở Sài Gòn…

Bồi hồi tưởng nhớ những cây mưa đầu mùa năm xưa ở quê nhà. “Cây mưa”! Đúng là cây mưa. Những năm 1956, 1957 xanh xưa tôi còn trẻ, trong loạt bài gọi là phóng sự tiểu thuyết Vũ Nữ Sài Gòn, tác phẩm đầu tay của tôi, tôi viết: “Sài Gòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong…”

Hoàng Hải Thủy (trích “Sống, chết ở Sài Gòn)

Continue reading

Tiểu thuyết phơi-ơ-tông ở Sàigòn

Tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn năm 1951. Năm ấy 18 tuổi, tôi đến học ở trường Tư Thục Tân Thanh. Trường mới mở, Hiệu Trưởng là Kỹ sư Phan Út, giáo sư chính là hai thầy Phan Thụy, Phan Ngô. Trường sở là một nhà tư nằm trong một góc khuất trên đường Lacoste, sau năm 1956 đường Lacoste là đường Pham Hồng Thái, Sài Gòn. Tại đây tôi gặp Dương Hà, một trong những người viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông nổi tiếng của làng báo Sài Gòn.

Hoàng Hải Thủy

Continue reading