Tiếng lóng Sài Gòn

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời “tiếng lóng” khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

Lê Văn Sâm

Continue reading

Cà phê cũ

Có lẽ, nơi lưu giữ ký ức về thời tuổi trẻ của chúng tôi nhiều nhất là những quán cà phê. Nửa thế kỷ trôi qua, những dấu vết cà phê Sài Gòn đã trở nên mù tịt, nhưng cũng có hương vị còn nguyên trong ký ức dù cửa đã đóng, “vỉa hè đã vắng bóng bạn cà phê”. Tôi kể, về cà phê, về những năm tháng sôi động và khắc khoải của Sài Gòn, để độc giả lứa tuổi của tôi được trẻ lại, còn bạn đọc trẻ tuổi yêu hơn thành phố mình đang sống.

Lê Văn Sâm

Continue reading

Bóng câu qua lối thiên đàng

Tôi nhập cư Sài Gòn từ 1948, là một chú bé nhà quê, chỉ biết tắm sông rạch Cầu Bông, câu cá hồ bèo Kỳ Hòa nay là rạp Hòa Bình, bắt cào cào trong nghĩa địa vườn Bà Lớn nay là cư xá Đô Thành. Quá lắm cũng chỉ mới ra tới nhà sách Việt Hương hay đảo qua góc Pasteur – Lê Lợi, nhón miếng gan trên khay phá lấu chú Ba Tàu hay nhai miếng bánh cay Chà, uống ly nước mía Viễn Đông.

Lê Văn Sâm

Continue reading