Tình khúc của Trương

Isaiah Goldstein là một nhà phê bình âm nhạc độc đáo trong thế giới của ông. Ông được trời cho nhĩ quan bén nhạy nên cảm nhận được những âm thanh tế vi nhất, và lại có một vốn liếng văn hoá đồ sộ ngoài nhạc học, cho nên các bài viết của ông trên New York Times và một nguyệt san chuyên khoa âm nhạc đều được giới âm nhạc để ý tới và tranh luận sôi nổi.

Quỳnh Giao

Continue reading

Bạn nhậu cũ

Hắn chịu thiệt là mình mê chơi, ham vui, và vì thích chơi vui nên khoái nhậu. Còn gì buồn bằng việc phải về nhà sớm vào những buổi chiều cuối tuần dìu dịu nắng, gió nhẹ hiu hiu, phải ngồi một mình trong những buổi trưa trời mưa rả rích. Có gì vui bằng được ngồi trong một cái quán nào đó, hơi ồn ả, phức tạp một chút. Ở đó, mỗi người mang tới một màu sắc mùi vị, một tính cách khác nhau, đa dạng như cuộc đời tươi đẹp này.

Nguyễn Ngọc Tư

Continue reading

Ngược dòng Gò Công hứng đầy sản vật!

Kể cả ngày vẫn chưa hết bao đặc sản đất Gò và cảm giác ấm áp từ những nụ cười hiếu khách! Thật ra, của ngon vật lạ xứ “Khổng Tước Nguyên” không chỉ có những hạt gạo trắng thơm cùng mớ trứng gà ta to khác thường, chứa lớp lòng đỏ son đầy vun, như xưa (1788) tướng Võ Tánh dâng lên chúa Nguyễn Ánh – tượng trưng lòng trung dũng của cư dân bản địa.

Ngữ Yên – Tấn Tới

Continue reading

Đọc “Chuyện đời nước mắm” của Vũ Thế Thành

Tưởng tác giả khéo đặt cái tên “ly kỳ”, đọc xong mới biết đời nước mắm cũng éo le chẳng kém nàng Kiều. “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, có điều ở đây không phải “tài sắc” mà là tài…lộc. Chỉ vì tranh giành thị trường mà “cá lớn đánh cá bé” tơi tả, may mà cuối cùng, nàng Kiều “nước mắm truyền thống” vẫn còn sống.

Minh Lê

Continue reading

Huỳnh Phan Anh và hành-trình văn chương mới

Huỳnh Phan Anh tên thật Huỳnh Thành Tâm, sinh ngày 3-3-1940 tại Thủ-Dầu-Một, Bình Dương. Tốt nghiệp ban Triết Đại học Sư phạm Đà-Lạt năm 1964. Trước đó, ông đã có truyện ngắn đầu tay Đứa Bé Đánh Giầy đăng báo năm 1956 và bài phê-bình đầu tiên đăng tạp chí Mai khoảng năm 1960, nơi đồng môn Nguyễn Xuân Hoàng cùng gia nhập làng văn.

Nguyễn Vy Khanh

Continue reading

Kim Chung một thuở vàng son

Nếu đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng vào thập niên 1960 thì đoàn hát Kim Chung cũng vang bóng một thời vào nửa cuối thập niên 1950. Đoàn hát ban đầu gặp nhiều khó khăn khi di cư vào Nam. Người dân trong Nam không quen với lối ca hát của đào kép đất Bắc nên người xem ít ỏi.

Trang Nguyên

Continue reading