Hồi ký của một người con gái đất Bắc tại Sài Gòn trước 75

Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng?…

Hoàng Lan Chi

Continue reading

Tồn niệm âm điệu một số ca khúc của những nhạc sĩ từ lâu im tiếng

Lui lại thời gian cuối thập niên 50 và sau đó, trong thập niên 60-70, chúng ta thường nghe trên làn sóng phát thanh, những sáng tác của một số nhạc sĩ khá quen thuộc thời đó như Lê Bình, Huyền Linh, Phó Quốc Thăng, Phạm Nghệ, Thanh Bình, Hiếu Nghĩa, Hồn Nhiên, Thanh Thoại, Từ Vũ, Mai Trường, Hồng Vân, Thăng Long, Văn Lương, Võ Đức Hảo, Bảo Thu, Vinh Sử…

Lê Dinh

Continue reading

Một giờ với bà Jackie Bong-Wright

80 tuổi nhưng hoàn toàn minh mẫn, bà có thể kể lại từng chi tiết những sự kiện quá khứ như thể thời gian không thể tàn phá ký ức bà, từ chuyện người chồng – giáo sư Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Viện Quốc gia Hành chánh VNCH, bị ám sát tại Sài Gòn cách đây gần tròn 50 năm (tháng 11-1971) đến những hoạt động xã hội-chính trị tích cực sau khi đến Mỹ.

Mạnh Kim

Continue reading

Chuyện bên lề bệnh viện Vì Dân

Bệnh viện Vì Dân được xây dựng trong hơn một năm do lời kêu gọi của bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam phụng sự xã hội. Số tiền xây dựng được nhận từ một phần quỹ đua ngựa, khoản hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các mạnh thường quân cũng như các nhà hảo tâm làm ăn buôn bán tại Sài Gòn. Kiến trúc sư thiết kế là ông Trần Đình Quyền.

Trang Nguyên

Continue reading

Ông Khai Trí và hai câu đối sau năm 1975

Bài Người thành muôn năm cũ có nhắc hai câu ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương thích: “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi thành danh mất Tự Do”. Sau khi bài được đăng trên Văn Việt và chuyển lên Phây, một số bạn quan tâm tới hai câu trên. Bài viết xin được thảo luận về đề tài thú vị này.

Lê Học Lãnh Vân

Continue reading

Nấm mối đen chẳng mắc mớ gì con mối

Hôm 10/11/2020, tôi mua một lạng nấm mà người bán gọi tên là ‘nấm mối’ tại chợ Bàn Cờ với giá 30.000/100g. Quái lạ, sao nấm mối mà rẻ dễ sợ? Về nhà hỏi Google mới biết là ‘nấm mối đen’. Giá 300.000 đồng/kg là đúng. Không mắc không rẻ.

Ngữ Yên

Continue reading

Bia cường dương hay cường điệu?

An toàn thực phẩm – Một độc giả gửi email cho tôi đường link tới bài báo đăng trên web tờ Dailymail của Ăng Lê, có tựa đề cực kỳ hấp dẫn “How BEER makes men better in bed” (1), dịch phóng ra là “ Vì sao bia bọt làm đàn ông dũng mãnh hơn trên giường”. Độc giả này viết thêm: “ Ông có thể cho ý kiến về bài báo này không, dù sao bia cũng là thực phẩm?”. Dưới đây là “tâm sự” của tôi sau khi đọc bài “tin vui giữa giờ tuyệt vọng” này.

Vũ Thế Thành

Continue reading

Tiếng nước tôi

Ngày xửa ngày xưa ở ngay trên đất nước này, có rất nhiều người từ các nước trên thế giới tìm tới định cư. Họ mang văn hóa ngôn ngữ của nước họ tới và chia sẻ với nhau trong một vùng nào đó. Tuy nhiên để thích nghi với đời sống của con cái và chính mình, họ phải học hỏi ngôn ngữ và văn hóa của phần đất bao dung họ.

Trần Mộng Tú

Continue reading

“Lóc, Rô, Chạch, Kèo” vinh danh ẩm thực miền Tây

Nếu các bạn là người thường trú, làm ăn ở những thành phố, thị tứ, chắc hẵn mỗi khi Xuân về, Tết đến, đa phần chúng ta thường muốn có sự thay đổi môi trường để thư giãn. “Về quê ăn Tết”, có lẽ đó là điệp khúc đã trở nên quen thuộc với những ai có gốc “chân quê”, hoặc có những quan hệ thân thiết, tình thân quyến thuộc với “quê”.  Nhưng cũng có thể bạn chỉ là khách du xuân “đi chơi cho biết”.

Ngọc Xoàn

Continue reading

Uống trà và buôn bán trà ở Saigon-Chợ Lớn thời Pháp thuộc

Trà là một nước giải khát thi vị từ ngàn xưa và phổ biến trong xã hội mà đa số mọi người ở nhiều giới, giai cấp đều có thể thưởng thức. Trà có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc.

Nguyễn Đức Hiệp

Continue reading