Bên Cầu Biên Giới

Vào năm 1947, trên đường kháng chiến, từ miền xuôi tôi theo đoàn Văn Nghệ Giải Phóng đi qua Phú Thọ, Yên Bái tới Lào Cai… Lúc tôi tới đó, thị xã vẫn còn nguyên vẹn dù cả nước đang thực thi chính sách vườn không nhà trống. Nhà cửa xây theo kiểu Tầu trên những con phố nhỏ, đường sá là những con dốc khúc khuỷu đắm chìm trong sương sớm. 

Phạm Duy

Continue reading

Phạm Duy những ngày ở Bắc Giang

Kiến An là nơi tôi sống một thời gian với cha mẹ nuôi, sau khi Tuần phủ Hưng Yên thăng quan tiến chức thành Tổng đốc Kiến An. Tỉnh lẻ này buồn tẻ đến độ tôi không muốn biết mặt mũi tỉnh lỵ, suốt ngày chỉ ru rú trong dinh Tổng đốc.

Phạm Duy

Continue reading

Phạm Duy nhớ Hưng Yên và Dạ Lai Hương

Một ngày thu lạnh năm 1941, tôi ra bến xe để đáp xe hàng về Hưng Yên. Sau khi thua trận trong Thế chiến, chính phủ Laval của Thống chế Pétain được thành lập ở Pháp để làm bù nhìn cho Đức Quốc Xã. Bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam chưa bị lật đổ và được dùng để duy trì an ninh cho quân đội Nhật Bản đang đóng quân tại nhiều nơi trong nước.

Phạm Duy

Continue reading

Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà

… Cuối năm 1947. Tôi từ Việt Bắc (Cao-Bắc-Lạng) xuống Khu Ba (Chợ Đại, Cống Thần) rồi có ý định đi theo Trần Văn Giầu vào Nam chiến đấu… nhưng khi vào tới Thanh Hóa (Khu Tư – Làng Quần Tín) thì tôi gặp tướng Nguyễn Sơn và ở lại đó, gia nhập ban Văn Nghệ của Trung Đoàn 304. Tại đây tôi gặp Hữu Loan… 

Phạm Duy

Continue reading

Phạm Duy nhớ Văn Cao

Khi kết bạn với Văn Cao ở Hải Phòng vào năm 1944, tôi đã có nhiều kinh nghiệm về tình rồi nhưng tôi thấy Văn Cao lúc đó rất cô độc, không có một thứ nhân tình, nhân ngãi nào cả! Văn Cao lúc còn trẻ là người chừng mực. Ít khi anh chàng chịu theo tôi trong những cuộc chơi.

Phạm Duy

Continue reading