Cháo cá Chợ Cũ

Người nào, năm nay 1985, khi đi đường Võ Di Nguy, trước khi quẹo qua đường ở bên hông Nha Ngân khố ngày xưa, chưa tới bốn năm căn gì đó, gọi ty thuế vụ của cái chế độ tiêu tùng ông Thiệu, nơi bên phố tay trái, có một căn lụp xụp, chủ nó đã dông mất từ lâu nhưng cảnh nhà không đổi, vẫn cũ xì cũ xọp, ban đêm đóng vài miếng ván ọp ẹp, lối ra vào tối gài bằng mảnh cửa thông xám đen vì lâu năm, nay người chủ mới lại ở, vẫn để y không đổi, người khách qua đường tôi nói trên đây, nào biết căn nhà bề ngoài coi xập xệ này, lại là nơi khách phong lưu trước đây chiều chiều hay sáng sáng, vẫn tấp nập nơi đây và giành nhau từng tô cháo vừa ngon, vừa bổ vừa rẻ tiền.

Vương Hồng Sển

Continue reading

Tật mê nghe thơ Bùi Kiệm

Hụt về quê thăm cha, hụt đi coi vợ năm đó đó, cũng vì tật mê nghe thơ Bùi Kiệm. Không nhớ rõ đó là năm nào, việc có trên sáu chục năm, gần gần bảy chục, duy nhớ mại mại, hoặc đó là năm 1924, tôi tập sự thơ ký quét bia rô nơi trường máy đường Đỗ Hữu Vị cũ, nay là trường Trung học cơ khí Huỳnh Thúc Kháng, hoặc đó là năm 1926, bị vợ vừa bỏ đi lấy chồng khác, (và xin anh em cô bác đừng gọi tôi với chức tặng “học giả”, tôi thẹn lắm), duy quả nhớ năm nói đây, tôi như ngựa sút chuồng, hư không chỗ nói, xa nhà xa cha.

Vương Hồng Sển

Continue reading

Ông Diệm lựa mua đồ cổ

Ngày 15-1-1963 (ngày thứ ba 15 tháng giêng dương lịch, là ngày 20 tháng chạp Nhâm Dần). Vào lúc tám giờ sáng, tôi đang ngồi làm việc trong văn phòng Viện bảo tàng thì có chuông điện thoại reo. Nơi đầu dây, ông Giá, chủ sự phòng vật liệu phủ Tống thống gọi tôi và mời lên trên đó để giảo nghiệm một mớ đồ sứ cổ.

Vương Hồng Sển

Continue reading

Bữa tiệc chín con tép quèn bên nước Nhật

Một bữa ăn theo phong cách cung đình của Nhật mỗi người chỉ có hai con tép bằng ngón út. Đã vậy còn được dọn là hai lần mỗi lần một con… Bữa ăn làm tác giả Vương Hồng Sển nghĩ lung về phong cách tiêu dùng tận diệt của người giống “rồng lai tiên”… SGTC mời bạn đọc!

Vương Hồng Sển

Continue reading

Nhơn vật Hoa kiều hồi Tây mới qua

Những nhơn vật Trung Hoa đặc sắc nhứt từ buổi tây sang Nam Việt. Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và 52 rằng năm 1866 có cuộc đấu xảo đầu tiên trong xứ và qua ngày mồng Bốn tháng Ba có bày lễ phát phần thưởng trước mặt quý ông: Tôn Thọ Tường, tri phủ Trần Tử Ca, tri huyện Nguyễn Văn Thi, giáo sư Trương Vĩnh Ký, cùng những ông: Carneiro, Sémane, Manmehdorff, Dunlop, Mettler, Wang Tai và Tấn Phát…

Vương Hồng Sển (trong Sài Gòn năm xưa)

Continue reading

Cô Ba Trà, huê khôi số một Sài Gòn

Trong quyến “Hồi ký 50 năm mê hát” xuất bản năm 1968 (nhà xuất bản Phạm Quang Khải, 29 Yên Đổ, Sài Gòn), nơi trương 109, có mấy hàng như sau: “Để thấy cái ngông cái gàn của kẻ nầy, xin nhắc một việc cũ nay nhớ mà còn thẹn thẹn”…

Vương Hồng Sển, trích Sài Gòn tả pín lù

Continue reading