Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương(7/7) – Chương VI : Tóm tắt và kết luận

Quy định bán hàng là cần thiết để tránh việc sản xuất thừa sản phẩm hư hỏng có hại hoặc nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, và đồng thời cải thiện cuộc sống vật chất của một dân tộc quan tâm đến nghề cá và nghề nước mắm.

J. Guillerm – Công Khanh chuyển ngữ

Continue reading

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương(6/7) – Chương V: Phó phẩm từ nước mắm

Điều mong muốn là chất bã từ quá trình sản xuất nước mắm cần được sử dụng một cách hợp lý hơn. Thật dễ dàng để từ xác mắm làm ra một thứ phân bón sạch, giàu phosphore, vôi, magiê, đạm có thể thu hút dễ dàng thị trường Sài Gòn. Xác mắm sẽ tạo cho nhà thùng nguồn thu nhập đáng kể.

J. Guillerm – Công Khanh chuyển ngữ

Continue reading

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương(5/7) – Chương IV: Buôn bán nước mắm ở Đông Dương

Nước mắm ở Nam Kỳ và Nam Trung kỳ đưa ra thị trường thường đựng trong các tĩn. Các tĩn này làm bằng đất nung đến từ Chợ Lớn có dung tích gần như đồng nhất từ 3 lít đến 3,25 lít. Các thao tác cần thiết để đảm bảo độ kín của các tĩn tạo gánh nặng (chi phí) mà nhà sản xuất phải chịu.

J. Guillerm – Công Khanh chuyển ngữ

Continue reading

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương(4/7) – Chương III. – Nghiên cứu hóa sinh – giá trị thực phẩm của nước mắm

“Sự phong phú về đạm toàn phần hoặc tốt hơn về đạm hữu cơ tạo ra giá trị thực phẩm của một loại nước mắm và, do đó, làm nên chất lượng. Thông thường, theo các mức chất lượng thương mại, từ 15 đến 25 g đạm toàn phần và từ 10 đến 20 g đạm hữu cơ mỗi lít.

J. Guillerm – Công Khanh chuyển ngữ

Continue reading

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương(3/7) – Chương II : Sản xuất nước mắm và kỹ thuật ủ chượp

“…Cần nói thêm rằng ở phía Bắc Trung kỳ và Bắc Kỳ, người làm nước mắm, vào thời điểm đưa (nguyên liệu) vào thùng, đã cho thêm vào hỗn hợp cá – muối một lượng nhất định gạo rang (thính) đã được xay sẵn để hỗn hợp tốt hơn. Đôi khi gạo rang được thay thế bằng rỉ mật…”

J. Guillerm – Công Khanh chuyển ngữ

Continue reading

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương(2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo và quê mùa, người ta nhận thấy rằng, nếu đừng chấp nhất với cái mùi nước mắm, và xem đó như mùi phó mát hoặc sầu riêng người ta sẽ thấy ngon.

J. Guillerm – Công Khanh chuyển ngữ

Continue reading

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương(1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa học cho nước mắm, từ đó bảo vệ sản phẩm này, và chống lại những kẻ làm nước mắm giả có chất lượng kém tràn ngập thị trường Sài Gòn, không đáp ứng các đặc tính về mặt cảm quan mùi vị màu sắc và mức dinh dưỡng của nước mắm được sản xuất theo phương pháp truyền thống của người An Nam

J. Guillerm – Công Khanh chuyển ngữ

Continue reading