Về “Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ”, tái bản 2020

Lần tái bản này tôi không viết gì thêm cho “Lời mở đầu”, chỉ bổ sung 5-6 tùy bút viết sau này. Ở Đà Lạt tôi nhớ Sài Gòn nên viết lăng nhăng, gọi là câu chuyện bàn rượu, cụng ly với ký ức của mình cũng được…

Vũ Thế Thành

Continue reading

Cuộc sống người An Nam dưới mắt H. Oger

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, từ 1908 đến 1909, Henri Oger, một công chức Pháp, rong ruổi khắp phố phường Hà Nội và vùng ngoại ô để tìm hiểu sự đa dạng của các ngành công thương nghiệp tại đây.

Thu Hằng

Continue reading

Người tình trong “Nửa Hồn Thương Đau”

Vẫn theo lời kể của nhà văn Mai Thảo, đang từ một “tay chơi” một “star,” thần tượng của giới trẻ thời đó, Phạm Đình Chương đã lột xác thành kẻ khác. Ông thay đổi hoàn toàn. Từ sự không còn một chút để ý quần áo, ăn mặc, tới sự tắt ngấm nụ cười. Ông trở thành một người không chỉ kiệm lời, đôi khi còn bẳn gắt nữa.

Thụy Vi

Continue reading

Chữ Việt gốc Pháp trong ăn uống

Người Tàu âm chữ France tức nước Pháp ra 3 phần: F, ran, ce. Như đã nói, trong ngôn ngữ Tàu không có âm “R”, và họ dùng âm “L” thay thế. Do đó Tàu viết 3 phần trên thành 3 chữ Hán 法蘭西 và đọc là Phà lãn xi (giọng Quan thoại), hoặc “Pháp làn xấy” (giọng Quảng Đông).

Nguyễn Hữu Phước

Continue reading

Bánh tráng cuốn số 1?

Bánh tráng với hai chức năng chính là nướng và cuốn. Và từ hai chức năng này, hàng loạt những biến tấu xuất hiện. Để rồi khi những biến tấu này hội tụ vào Sài Gòn, bánh tráng mang đủ sắc thái để phục vụ nhu cầu ăn vặt cầu kỳ của người Sài Gòn.

Ngữ Yên (trong Sài Gòn ồ bỗng ngon ghê)

Continue reading

Chiếc bàn ủi “con gà” nhà tôi

Nhờ có các chị lớn đi học mặc áo dài, cần phải ủi ngay ngắn nên nhà tôi có bàn ủi con gà khá sớm. Thời đó, quần áo nữ thường được may bằng các loại xoa như xoa Pháp, xoa suýt, nilon, xoa nhung mềm mại… dễ bị nhăn khi giặt nên cần phải ủi cho ngay ngắn.

Continue reading

Françoise Sagan: Vĩnh biệt nỗi buồn

Françoise Sagan. Tác giả cuốn tiểu thuyết thời danh Bonjour Tristesse đã từ biệt cõi đời, ngày thứ sáu, 24 tháng 09, 2004 ở tuổi 69. Tên thật của bà là Françoise Quoirez, sinh ngày 21, tháng 6, năm 1935, tại Cajarc. Khi xuất bản cuốn truyện đầu tay, gia đình không muốn bà dùng tên thật, họ đã yêu cầu bà chọn một biệt hiệu. Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan. Bà có biệt hiệu Françoise Sagan từ đó.

Nguyễn Văn Lục

Continue reading

Hột vịt lộn

Trong khi đa phần những ký ức trước năm sáu tuổi của tôi rất mơ hồ, luôn có một hình ảnh khắc ghi rõ ràng: một ngọn đèn dầu tù mù trong đêm vắng, người đàn bà bối búi tóc dày mặc chiếc áo bà ba bạc màu, nét mặt phúc hậu, gánh hai đầu quang gánh đong đưa cùng tiếng rao lẻ loi kéo dài: “Bánh ú vịt lộn…đ..â..ââây…”.

Minh Lê

Continue reading

Lô hội chữa được ung thư?

An toàn thực phẩmLô hội (nha đam) đã được Đông Y lẫn Tây Y dùng trong trị liệu, trị phỏng, diệt khuẩn, chống nấm, nhuận trường. Trong nước mới đây lan truyền bài báo nói về lô hội trị được ung thư theo bài thuốc của tu sĩ Romano Zago. Romano là tác giả quyển sách “Cancer can be cured” (Có thể trị được ung thư), xuất bản năm 2002. Sự thật thế nào? Những nhận định dưới đây dựa trên quyển sách này.

Vũ Thế Thành (trích từ Ăn để sướng hay ăn để sợ?, tập I)

Continue reading

Pétrus Ký, ngôi trường lớn của nhiều thế hệ Sài Gòn

Nhắc đến trường Trung học Pétrus Ký là nhắc đến niềm tự hào của nhiều thế hệ từng học ở một ngôi trường nổi tiếng của Sài Gòn. Sài Gòn thuở hơn trăm năm trước đã có vài ba ngôi trường do người Pháp xây dựng dành cho con em người Việt hoặc con cái người Pháp theo học. Những ngôi trường này đều nằm trong khu vực trung tâm Sài Gòn. Riêng trường Pétrus Ký lại được xây cất tại vùng Chợ Quán vào thời gian ấy khu vực này còn rất vắng vẻ, các cơ sở gồm hai và ba tầng được xây cất trên một diện tích trên 8 mẫu đất. Niên khoá đầu tiên 1928-1929 có 200 học sinh.

SGTC tổng hợp từ tuoitre.vn, kienthuc.net

Continue reading