Nước mắm tĩn ngày xưa

Tĩn nước mắm là hình ảnh quen thuộc với tôi từ thuở nhỏ. Má tôi buôn bán gạo lẻ một thời gian, rồi sau đó có người đến mời bán kèm thêm nước mắm, hàng bỏ theo kiểu gối đầu, bán xong tháng nào thanh toán tháng đó, lại nhận đợt hàng tiếp theo không cần phải bỏ vốn.

Trang Nguyên

Continue reading

Xích lô một thủa

Tình cờ tôi nghe giai điệu trẻ trung trong bài hát “Xích lô” của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh: “Xích lô ai không hay ước mơ / cứ vui đùa nhé cứ mơ lặng lẽ cứ lom khom đi về… La la lá la…” Lời bài hát làm tôi nhớ đến một bài báo của ký giả Charles Sidilaire đăng trên tạp chí Đông Dương số tháng 4/1952 về nghề phu xích lô từ xa xưa.

Trang Nguyên

Continue reading

Xôn xao chợ búa Sài Gòn

Sài Gòn ngày nay chắc có vài ba trăm ngôi chợ kể cả chợ chồm hổm, chợ nhóm nơi đầu xóm, chợ họp trong mấy tiếng rồi tan, các siêu thị lớn nhỏ. So với thời gian cách đây hơn nửa thế kỷ, một quãng thời gian không ngắn không dài, chợ búa lúc đó chỉ chừng vài chục cái nằm rải rác khắp nơi…

Trang Nguyên

Continue reading

Hoài niệm xe đò

Xe không chạy trên sông sao gọi xe đò? Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp cách nay hai mươi năm. Trong chiếc áo sơ mi cụt tay, khuôn mặt ốm nhăn nheo màu bánh ít, mắt đăm chiêu sau cặp kiếng dày, ông thủng thỉnh trả lời theo kiến giải của mình.

Trang Nguyên

Continue reading

Ký ức về Nhà Thờ Cha Tam

Nhà thờ mang tên chính thức là Saint Francis Xavier nhưng người dân vẫn quen gọi là Nhà thờ Cha Tam. Cũng vì tên gọi dân gian này làm nhiều người ngoại đạo lầm pho tượng Đức Cha dưới nóc giáo đường là Cha Tam. Pho tượng đó là Thánh Francis Xavier. Cha Tam là người thừa hành xây dựng giáo đường và quản mục.

Trang Nguyên

Continue reading

Thủ Đức năm xưa

Năm 1868 sau khi Pháp chiếm xong Gia Định, tên gọi Thủ Đức mới xuất hiện do tách huyện An Ngãi thuộc tỉnh Biên Hoà (thành lập từ năm 1831) dưới thời Minh Mạng, thành một khu độc lập sát nhập vào tỉnh Gia Định, mang tên khu thanh tra Thủ Đức. Năm 1911, Thủ Đức chính thức thành quận khi chính quyền thuộc địa chia đơn vị hành chánh tỉnh Gia Định thành bốn quận: Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè.

Trang Nguyên

Continue reading

Cấp của ngày xưa

Từ năm 1954, Cap Saint Jacques mới trở thành vùng biển du lịch của dân Sài Gòn. Nhưng thực tế rất ít người dân đi Cấp tắm biển. Mãi đến giữa thập niên 1960, phương tiện di chuyển cá nhân bằng xe Honda phổ biến thì Cấp được biết đến nhiều hơn với cái tên Vũng Tàu.

Trang Nguyên

Continue reading

Gánh nhuộm rong

Bài nhạc vui “Tam nghiệp” nói về ông thợ nhuộm, thợ sửa khoá và ông thầy bói do nghệ sĩ Lữ Liên sáng tác cho ban AVT. Thật ra, bài hát này có nguồn gốc từ bài “Thất nghiệp”. Do không có việc làm mà sinh ra những nghề linh tinh để mưu sinh. Tôi nhớ lời bài hát kể riêng về ông thợ nhuộm như vầy: “Chuyên môn nhuộm đen… ứ…ư, chuyên môn nhuộm đen, tôi nhuộm quần nhuộm áo, có gì tôi nhuộm hết ráo, nhuộm cả cuộc đời, tính tính tang ơi tình đời. Nhuộm cả cuộc đời, vì đời bạc trắng như vôi ứ… ư… ừ…ư… ư!”.

Trang Nguyên

Continue reading