Một chút về Tuấn Khanh – người sở hữu linh hồn âm nhạc rực lửa

Đây không phải là bài viết về nhạc sĩ Tuấn Khanh của thập niên 1960 vang danh với “Chiếc lá cuối cùng” hay “Hoa soan bên thềm cũ“. Đây là những gì người viết – ở những năm tam thập của đời mình – trả nợ với tuổi thơ mình. Tôi đang nói về âm nhạc của một nhạc sĩ Tuấn Khanh khác – đã để lại những năm 2000 quá nhiều mầm xanh trên đất cằn, quá nhiều tin cậy ở cát bụi.

Nguyễn Đăng Khoa

Continue reading

Nhớ Lại Một Số Phim Hay Tiêu Biểu trước năm 1975

Một trong những phim tình cảm hay nhứt trong giai đoạn phim đen trắng là phim La valse dans l’ombre, tên chuyển ngữ sang tiếng Pháp của phim Mỹ Waterloo Bridge do hảng phim Metro-Goldwyn-Mayer (thường được gọi tắt là MGM) sản xuất năm 1940, với hai tài tử nổi tiếng của thời đó là Robert Taylor và Vivien Leigh, và dàn dựng bởi nhà đạo diển lừng danh của giai đoạn đó là Mervyn LeRoy.

Lâm Vĩnh Thế

Continue reading

Sài Gòn từng có xóm ả đào

Hát cô đầu, hay còn gọi là hát ả đào, xuất phát từ miền Bắc. Theo các tài liệu, ban đầu, đi hát cô đầu là một thú vui thanh nhã của các cụ khoa bảng khi xưa như Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Dương Khuê, Nguyễn Công Trứ… thích nghe thơ do mình sáng tác qua giọng hát điêu luyện của cô đầu.

Phạm Công Luận

Continue reading

Bên Cầu Biên Giới

Vào năm 1947, trên đường kháng chiến, từ miền xuôi tôi theo đoàn Văn Nghệ Giải Phóng đi qua Phú Thọ, Yên Bái tới Lào Cai… Lúc tôi tới đó, thị xã vẫn còn nguyên vẹn dù cả nước đang thực thi chính sách vườn không nhà trống. Nhà cửa xây theo kiểu Tầu trên những con phố nhỏ, đường sá là những con dốc khúc khuỷu đắm chìm trong sương sớm. 

Phạm Duy

Continue reading

Ban nhạc Shotguns và người nhạc sĩ đa tài

Tôi biết nhạc sĩ Ngọc Chánh từ ngày anh còn làm ở phòng trà khiêu vũ trường Queen Bee trên lầu của thương xá Eden, lúc đó đang do nữ ca sĩ Khánh Ly khai thác. Bấy giờ Ngọc Chánh đang chơi piano và organ trong một ban nhạc chưa được đặt thành tên, và cũng chưa được nổi tiếng lắm trong các hoạt động âm nhạc ở miền Nam bấy giờ.

Nguyễn Việt

Continue reading

Bà Mẹ Quê

Những bài hát tình ca quê hương rất dễ dàng dẫn tới những bài hát tình tự dân tộc. Lúc đó là 1963, trong lòng tôi còn mang nhiều hình ảnh khó quên của thời kháng chiến cho nên tôi dùng bài Bà Mẹ Chiến Sĩ đã soạn tại Vinh năm 1949 để làm thành bài Bà Mẹ Quê, một bài trong bộ ba – trilogie về con người Việt Nam, tôi gọi là những bài hát quê hương – dân tộc.

Phạm Duy 

Continue reading

Tật mê nghe thơ Bùi Kiệm

Hụt về quê thăm cha, hụt đi coi vợ năm đó đó, cũng vì tật mê nghe thơ Bùi Kiệm. Không nhớ rõ đó là năm nào, việc có trên sáu chục năm, gần gần bảy chục, duy nhớ mại mại, hoặc đó là năm 1924, tôi tập sự thơ ký quét bia rô nơi trường máy đường Đỗ Hữu Vị cũ, nay là trường Trung học cơ khí Huỳnh Thúc Kháng, hoặc đó là năm 1926, bị vợ vừa bỏ đi lấy chồng khác, (và xin anh em cô bác đừng gọi tôi với chức tặng “học giả”, tôi thẹn lắm), duy quả nhớ năm nói đây, tôi như ngựa sút chuồng, hư không chỗ nói, xa nhà xa cha.

Vương Hồng Sển

Continue reading

Hoàng Hạc Lâu

Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là thày dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ tên tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một đứa học trò.

Quỳnh Giao

Continue reading

Kiều Chinh nhớ về Thẩm Thúy Hằng

Cả hai, là những phụ nữ nhan sắc và tài năng. Họ là hiện thân của cái đẹp và danh vọng, là biểu tượng của một thời văn hoá nghệ thuật rực rỡ. Từ California, người ở lại – Người Tình Không Chân Dung Kiều Chinh nhớ về người nay thành thiên cổ – Người Đẹp Bình Dương Thẩm Thuý Hằng.

BB Ngô

Continue reading

Ai là tác giả đích thực của Dạ Cổ Hoài Lang?

Từ trước đến nay khi viết về Dạ Cổ Hoài Lang, hầu hết tác giả đều mặc nhiên khẳng định nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã sáng tác cả nhạc lẫn lời bài hát bất hủ nầy. Theo ông Trần Văn Khải và Giáo sư Trần Văn Khê thì ông Sáu Lầu sanh ra lối 1890 tại xã Thuận Lễ, tỉnh Tân An, năm lên sáu tuổi ông theo cha về Bạc Liêu (1). Ông sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang vào năm 1920 tại nhà đèn Bạc Liêu (2).

Nguyễn Kiến Thiết

Continue reading